Hotline:
02466878415Nhân dịp ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm thuộc Tủ sách Tinh hoa – Nxb Tri Thức: Giám sát và Trừng phạt: Nguồn gốc nhà tù (Surveiller et punir: Naissance de la prison), tác giả: Michel Foucault; dịch giả: Trần Thị Châu Hoàn, Nguyễn Ngọc Tuấn; hiệu đính: Hoàng Hưng, Nhà xuất bản Tri Thức và Viện Pháp xin trân trọng kính mời quý vị và các bạn tham dự buổi tọa đàm giới thiệu sách: Giám sát và Trừng phạt: Nguồn gốc Nhà tù vào lúc 18h00 ngày 10/06/2022 tại Thư viện Viện Pháp 15 Tràng Tiền, Hà Nội.
📌 Thứ Sáu - 10.06.2022 - 18:00
📌 Thư viện Viện Pháp, 15 Thiền Quang, Hà Nội
📌 Vào cửa tự do
📌 Dịch nối tiếp Pháp Việt
🎤 Diễn giả:
👉Ngài Philippe Artières, nguyên Chủ tịch Trung tâm Michel Foucault (trực tiếp qua Zoom)
👉Dịch giả cuốn sách Trần Thị Châu Hoàn, Nguyễn Ngọc Tuấn, nhà giáo Lê Xuân Thu (qua Zoom)
👉 Dịch giả Dương Thắng
🎤 Dẫn chương trình: Dịch giả Hoàng Hưng
Giám sát và trừng phạt là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Michel Foucault, nhà sử học, nhà tâm lý học, nhà triết học và nhà lý luận xã hội người Pháp. Ông là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỷ 20.
Có lẽ ngày nay chúng ta xấu hổ về những nhà tù của mình. Nhưng thế kỉ XIX lại tự hào về những pháo đài được xây dựng ở ngoại ô và đôi khi ở trung tâm các thành phố. Những bức tường, ổ khóa, xà lim này đại diện cho cả nền công nghiệp điều chỉnh xã hội.
Kẻ trộm, bị bỏ tù; kẻ hiếp dâm, bị bỏ tù; kẻ giết người, cũng thế. Vậy lề lối lạ lùng và những bộ luật Hình sự cầm tù để uốn nắn xuất phát từ đâu? Liệu đó có phải di sản của những nhà ngục thời Trung Đại? Hơn cả một công nghệ mới là sự điều chỉnh của toàn bộ quy trình từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX để khoanh vùng, kiểm soát, cân nhắc, rèn luyện các cá nhân, cùng lúc khiến họ trở nên “dễ bảo và hữu ích”. Giám sát, luyện tập, diễn tập, đánh giá, cấp bậc và chức vụ, phân loại, kiểm tra, ghi âm, toàn bộ cách thức để khuất phục những cá nhân, chế ngự các đám đông và thao túng sức lực của họ đã được phát triển xuyên suốt các thế kỉ, trong bệnh viện, trong quân đội, trong các trường tiểu học, trung học hoặc cơ xưởng: đó là kỉ luật.
Nhà tù đã chiếm một vị trí trong sự hình thành giám sát xã hội.
Ngày nay, luật pháp hiện đại không còn dám nói họ trừng phạt kẻ ác, thay vào đó, họ tuyên bố giúp những kẻ phạm pháp tái hòa nhập cộng đồng. Liệu rằng các nhà tù có đang dập khuôn cho những giá trị đạo đức hiện đại? Suy nghĩ về các mối quan hệ quyền lực ngày nay không thể không tính đến cuốn sách này của Michel Foucault. Nó đã trở nên không thể thiếu trong thời đại chúng ta như Leviathan của Hobbes ở thời sơ kỳ hiện đại.
Khi "Giám sát và Trừng phạt - Nguồn gốc nhà tù" xuất bản năm 1975, Michel Foucault đã là một trí thức được công nhận, có vị trí nổi tiếng trong giới học thuật cũng như trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nơi ý kiến của ông thường xuyên được tìm kiếm và gây tranh cãi.
'Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị'
vietnamnet - Thứ tư, 23/10/2024 - 09:00 Cuốn sách “Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị” không chỉ là tài liệu lịch sử giá trị mà còn là bức chân dung sâu sắc về một con người với những mâu thuẫn và chiến lược làm thay đổi lịch sử châu Âu mãi mãi.
“Xã hội diễn cảnh” qua góc nhìn của Guy Debord
{Thời báo Văn học nghệ thuật} - 17-10-2024 04:42 Là tác phẩm nổi tiếng nhất của triết gia Pháp Guy Debord, “Xã hội diễn cảnh” đã góp phần định hình nhiều quan điểm phê phán về xã hội hiện đại và văn hóa đại chúng. Nhân dịp ra mắt cuốn sách Xã hội diễn cảnh, Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri Thức tổ chức tọa đàm thảo luận về cuốn sách với sự tham gia của các diễn giả: Phạm Xuân Thạch, Phùng Ngọc Kiên, Dương Thắng.
Tọa đàm Giới thiệu sách Xã hội diễn cảnh của Guy Debord
Guy Debord là một hiện tượng kỳ lạ của giới trí thức Pháp nửa sau của thế kỷ 20. Chịu ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa Marx, ông thường được xem là thuộc cánh cực tả chủ trương cách mạng triệt để. Xã hội diễn cảnh (xuất bản năm 1967) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Guy Debord. Bắt chước lối viết của K. Marx trong cuốn Thesen über Feuerbach (Luận điểm về Feuerbach), tác phẩm bao gồm 221 luận điểm thường độc lập với nhau và được chia thành 9 chương.