1015 lượt mua
Hotline:
02466878415NXB | Người dịch: | Trịnh Xuân Tuyết - Nghiêm Phương Mai | |
Năm XB: | 2012 | Loại sách: | Sách giấy; |
Khổ sách: | 12 x 20 | Số trang: | 140 |
Quốc gia: | Việt Nam | Ngôn ngữ: | vi |
Mã ISBN: | Mã ISBN Điện tử: |
Cuốn Trẻ thơ trong gia đình, được dịch từ tác phẩm mang tựa đề The child in the family của nhà giáo dục kiệt xuất Maria Montessori (do Nancy Rockmore Cirillo dịch từ tiếng Ý, và ABC Clio Ltd., xuất bản năm 1989). Cuốn sách đã được hai dịch giả Trịnh Xuân Tuyết (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh) và Nghiêm Phương Mai (chuyên ngành Sinh học Phân tử (Đại học Toronto) và Sư phạm Montessori, dịch một cách cẩn trọng. Đây là một tài liệu nhập môn lý tưởng cho các chương trình đào tạo giáo viên tại Việt Nam cũng như cho các khóa hội thảo dành cho các phụ huynh nặng lòng với giáo dục trẻ thơ.
-------
“Trẻ em là gì? Là bản sao của người lớn và bị người lớn sở hữu như một phần tài sản. Không có nô lệ nào bị chủ sở hữu nhiều như trẻ em dưới quyền cha mẹ, không có đầy tớ nào vâng lời không giới hạn như trẻ em bị yêu cầu. Chưa bao giờ quyền lợi con người bị coi thường như ở trường hợp của trẻ em. Không công nhân nào phải tuân lệnh mù quáng như trẻ. Ít nhất công nhân còn có giờ nghỉ ngơi và nơi đến để được yêu thương. Không ai phải làm việc như trẻ, phải vâng lời một người lớn, kẻ đã quy định giờ sinh hoạt, giờ chơi theo những nguyên tắc cứng nhắc và tùy tiện.
Trẻ em như một cá thể riêng biệt chưa từng tồn tại về mặt xã hội. Do vậy, chúng ta luôn muốn trẻ ở trong ngôi nhà yên ấm của người lớn, nơi có mẹ nấu ăn, cha đi làm và cha mẹ chăm sóc con cái theo khả năng của mình. Theo truyền thống, trường học tôn trọng cơ cấu gia đình càng nhiều càng tốt. Cách này luôn được xem là sự sắp xếp tốt nhất cho trẻ.
Ý nghĩ rằng trẻ em là một cá thể tách biệt so với người lớn dường như chưa ai nghĩ đến. Hầu hết các tư tưởng triết học và đạo đức luôn hướng tới người lớn, những vấn đề xã hội trong thời thơ ấu của trẻ chưa từng được đặt ra. Chưa ai từng suy nghĩ trẻ là cá thể riêng biệt có những nhu cầu khác biệt cần thỏa mãn để đạt tới đỉnh cao của cuộc sống. Trẻ được coi là sinh linh yếu đuối cần có người lớn hỗ trợ, không bao giờ là con người có quyền hạn; bị người lớn đàn áp. Trẻ là con người biết làm việc, là nạn nhân bị tổn thương, là người bạn đồng hành tuyệt vời, và vẫn là nhân vật chưa được biết đến. Đây là hình ảnh của một nhân vật mà lịch sử nhân loại đang để trang trắng. Đấy chính là chỗ trống mà chúng tôi muốn điền vào.”
(Trích Trang giấy trắng, Trẻ thơ trong gia đình, Maria Montessori, Trịnh Xuân Tuyết và Nghiêm Phương Mai dịch, Nxb Tri thức, 2012)
Maria Montessori (1870-1952) là một nhà giáo dục lỗi lạc của nhân loại trong thời cận đại. Sinh trưởng trong vùng Ancona của Italia, bà tốt nghiệp trường Dược năm 1896 và trở thành vị nữ bác sĩ y khoa đầu tiên của quốc gia này. Những quan sát của bà về trẻ thơ khi hành nghề y đã giúp bà phân tích tinh tường phương cách học hỏi của chúng. Bà viết sách về giáo dục trẻ em và về hệ thống giáo dục mà bà đã khai triển. Bà thực hiện nhiều khóa huấn luyện cho các giáo viên tại Tây Ba Nha, Ấn Độ, Anh và Hà Lan.
Bình luận