Hotline:
02466878415
Cuốn TRÍ KHÔN PHI HỌC ĐƯỜNG [The Unschooled Mind] được viết cho đối tượng độc giả nào đây? Có lẽ tác giả Howard Garner đã đoán trước việc luận điểm chính trong cuốn sách này sẽ gây ngạc nhiên, thậm chí gây “sốc” cho nhiều nhà nghiên cứu.
"Chúng ta đứng trước một điều bí ẩn khác nữa. Trẻ em khi còn rất nhỏ có thể rất dễ dàng làm chủ các hệ thống biểu trưng như ngôn ngữ và các hình thức nghệ thuật, âm nhạc chẳng hạn, và phát triển những lỗi giải thích phức tạp về thế giới bên ngoài hoặc những suy nghĩ về những cách giải thích rắc rối, nhưng chúng lại gặp những khó khăn lớn nhất khi bắt đầu đến trường. Biết nói và hiểu người khác nói không còn là vấn đề phải bàn, song đọc và viết có thể đặt ra những thách thức lớn; các trò chơi học đếm và học các con số làm trẻ thích thú, song học các thao tác toán học lại có thể khiến chúng không thoải mái, và những gì thuộc toán ở bậc cao học tiếp tục làm cho chúng thấy bị đe dọa. Bằng cách nào đó, sự học tập có tính tự nhiên, có tính phổ biến hay lối học có tính trực giác diễn ra ở nhà hoặc ở môi trường gần gũi trực tiếp trong những năm đầu đời lại dường như thuộc về một trật tự hoàn toàn khác với sự học tập trong nhà trường, là điều giờ đây đòi hỏi bắt buộc ở khăp snowi trong thế giới văn minh.
Cho tới nay, điều bí ẩn này không còn xa lạ và nó thường được đem ra bình luận. Thật vậy, có người thậm chí còn khẳng định rằng nhà trường được lập ra đích xác là để khắc sâu những kĩ năng và những khái niệm, tuy đáng mong muốn song chúng không dễ dàng học được một cách tự nhiên như những khả năng có tính trực giác được kể ra ở trên. Do đón, hầu hết những cuốn sách và báo cáo gần đây, số lượng rất nhiều, về "khủng hoảng của giáo dục" vẫn kiên trì bàn về những khó khăn của học sinh khiến chúng không thể học giỏi theo những gì được đề ra công khai trong nhà trường..."
(Trích Học bằng trực giác và học trong nhà trường, Dẫn nhập: Những bí ẩn lớn về sự học tập, Trí khôn phi học đường, Nhà xuất bản Tri thức, 2020)
'Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị'
vietnamnet - Thứ tư, 23/10/2024 - 09:00 Cuốn sách “Talleyrand - Bậc thầy của nền ngoại giao chính trị” không chỉ là tài liệu lịch sử giá trị mà còn là bức chân dung sâu sắc về một con người với những mâu thuẫn và chiến lược làm thay đổi lịch sử châu Âu mãi mãi.
“Xã hội diễn cảnh” qua góc nhìn của Guy Debord
{Thời báo Văn học nghệ thuật} - 17-10-2024 04:42 Là tác phẩm nổi tiếng nhất của triết gia Pháp Guy Debord, “Xã hội diễn cảnh” đã góp phần định hình nhiều quan điểm phê phán về xã hội hiện đại và văn hóa đại chúng. Nhân dịp ra mắt cuốn sách Xã hội diễn cảnh, Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Tri Thức tổ chức tọa đàm thảo luận về cuốn sách với sự tham gia của các diễn giả: Phạm Xuân Thạch, Phùng Ngọc Kiên, Dương Thắng.
Tọa đàm Giới thiệu sách Xã hội diễn cảnh của Guy Debord
Guy Debord là một hiện tượng kỳ lạ của giới trí thức Pháp nửa sau của thế kỷ 20. Chịu ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa Marx, ông thường được xem là thuộc cánh cực tả chủ trương cách mạng triệt để. Xã hội diễn cảnh (xuất bản năm 1967) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Guy Debord. Bắt chước lối viết của K. Marx trong cuốn Thesen über Feuerbach (Luận điểm về Feuerbach), tác phẩm bao gồm 221 luận điểm thường độc lập với nhau và được chia thành 9 chương.