Hotline:
0838323839![]() | Nhà xuất bản Tri thức | ![]() | |
![]() | 2017 | ![]() | Sách giấy; |
![]() | 13 x 20,5 | ![]() | 400 |
![]() | ![]() | vi | |
![]() | ![]() |
1.Tác giả
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) là một trí thức tiêu biểu, tâm huyết và có trách nhiệm với đất nước. Mang trong mình cả hai nguồn học vấn Đông - Tây, có thể xem ông là một trong những hình mẫu của người sĩ phu hiện đại
2. Lời giới thiệu
Theo lời bà Nguyễn Thị Nhất - phu nhân bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, và những người thân trong gia đình, “bản thảo” đầu tiên của cuốn hồi ký này không phải là những trang viết (nói đúng hơn là những trang đánh máy, vì hầu hết tác phẩm của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đều do ông tự “viết” trên máy đánh chữ) của chính bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, mà là hàng chục cuốn băng ghi âm câu chuyện ông kể về cuộc đời mình trong gần 100 buổi tối. Từ những cuốn băng đó, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Ngân Hà (cháu gọi ông là bác ruột), ròng rã suốt ba tháng, đã ghi thành sáu tập bản thảo viết tay. Tuy vậy, đây vẫn chưa phải là bản thảo hoàn chỉnh, do “văn nói” khác hẳn “văn viết”, nhất là những trang “văn nói” lại diễn ra không liên tục trong suốt mấy tháng trời, khó tránh khỏi những chỗ lặp lại hoặc chưa diễn tả đầy đủ các sự việc, tình tiết theo yêu cầu của nhiều người. Bốn năm cuối đời (1993 - 1997), do sức khỏe sút kém, lại phải tập trung tâm trí cho các hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý trẻ em (gọi tắt là “N-T”), bác sĩ Nguyễn Khắc Viện không có điều kiện xem lại và bổ sung, sửa chữa sáu tập bản thảo mà đứa cháu đã ghi lại từ băng ghi âm.
Vì thế, để có thể xuất bản, phải “biên tập” rất công phu. Công việc này, bà Nguyễn Thị Nhất đã tin cậy giao cho em gái bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, nguyên là Ủy viên Ban Thư ký Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Công việc càng khó khăn vì khi “biên tập” hồi ký này, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã mất, một số chỗ ông nói chưa thật rõ, hoặc do băng ghi âm không rõ…, phải đối chiếu với rất nhiều tác phẩm, tư liệu bác sĩ Nguyễn Khắc Viện để lại mới khắc phục được phần nào những hạn chế này.
Trong điều kiện như thế, cuốn hồi ký hẳn còn những điều chưa làm thỏa mãn bạn đọc, càng khó thể hiện được thật đúng văn phong của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện - “một cách viết đầy cá tính, phong cách tư duy trong sáng, linh hoạt, tầm văn hóa rộng và chiều sâu tư tưởng” như nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy từng nhận xét. Tuy vậy, với việc ghi lại chân thực những câu chuyện bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã kể lại - trong đó, nhiều chuyện chưa phải ai cũng biết - cuốn sách sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn một nhân vật đặc biệt - một sĩ phu thời đại, “một trí tuệ, một tài năng, một con người và một tâm hồn lớn” như ông Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng đã viết.
Nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (10/5/1997 -10/5/2017), chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bản đầy đủ nhất hồi ký Nguyễn Khắc Viện và phần Phụ lục, trong đó có “Niên biểu Nguyễn Khắc Viện”, các kiến nghị xây dựng đất nước của ông chưa từng được công bố và một số bài báo viết về cuộc đời và sự nghiệp của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện.
Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ Nhà xuất bản Tri thức
Chiều 24/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ. Tham dự buổi Lễ, về phía Bộ Tư pháp, có ông Nguyễn Quang Thái Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; bà Phan Thị Hồng Hà Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp. Về phía Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng, ông Phạm Quang Thao Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam...
Nước Pháp - Cánh cửa mở vào thế giới hiện đại
"Một trong những thành tựu quan trọng của nghiên cứu văn học Việt Nam sau năm 1986 ngay từ cuối thế kỉ 20 chính là bộ Lịch sử văn học Pháp. Bao quát một lịch sử kéo dài từ thế kỉ 17 cho đến giữa thế kỉ 20 bộ sách không chỉ là lịch sử văn chương, mỹ văn của nước Pháp lục địa mà còn là một lịch sử của tư tưởng nhân văn được thể hiện qua văn học bằng tiếng Pháp. Chính vì vậy nên trước khi Những lời bộc bạch, Emile hay về giáo dục, Chàng ngây thơ, Cháu ông Rameau được dịch trọn vẹn sang tiếng Việt thì những nhà Khai sáng Pháp như J.J.Rousseau, D. Diderot hay Voltair đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Đại học và trước khi Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản được dịch đầy đủ sang tiếng việt thì cùng với Camus, Sartre cũng đã được giới thiệu với sinh viên và người đọc Việt".
Hướng nhìn về tương lai của Văn học Pháp tại Việt Nam
NXB Tri thức và Viện Pháp tại Hà Nội vừa tổ chức Tọa đàm 'Dấu ấn văn hóa Pháp qua một số tác phẩm xuất bản tại Việt Nam'.
Bình luận